Tin tức ,
TỰ NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC: CẦN CHUẨN BỊ GIẤY TỜ GÌ ĐỂ TRÁNH RỦI RO TẠI HẢI QUAN
Việc tự nhập hàng Trung Quốc đang ngày càng phổ biến, đặc biệt với các shop nhỏ, startup hoặc doanh nghiệp vừa mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về thủ tục hải quan có thể khiến quá trình vận chuyển Trung Việt trở thành một thách thức lớn với các rủi ro về chi phí, chậm hàng hoặc thậm chí là bị tịch thu hàng hóa.
Trong bài viết này, BHN Logistics sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ kiến thức thực chiến để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi tự nhập hàng Trung Quốc, cùng những case thực tế và bảng tra cứu HS Code hữu ích.
Chủ động chuẩn bị giấy tờ – An tâm thông quan
1. Nhập hàng Trung Quốc: Vì sao chuẩn bị giấy tờ kỹ lưỡng?
1.1. Tránh bị giữ hàng, đóng phạt
Một trong những lý do phổ biến khiến hàng bị giữ tại cửa khẩu là do thiếu hoặc sai giấy tờ. Cơ quan hải quan sẽ lập tức yêu cầu kiểm tra, thậm chí tịch thu nếu không chứng minh được nguồn gốc hàng hóa.
Ví dụ thực tế:
Một chủ shop mỹ phẩm tại TP.HCM từng nhập về 1 kiện hàng son môi từ Quảng Châu. Do không có phiếu công bố mỹ phẩm và C/O form E, lô hàng đã bị tịch thu, và người nhập bị phạt 18 triệu đồng. Đây là bài học đắt giá khi bỏ qua khâu kiểm tra giấy tờ chuyên ngành.
Lý do phổ biến khiến hàng bị giữ tại cửa khẩu là do thiếu hoặc sai giấy tờ
1.2. Tăng tốc thông quan, giảm chi phí phát sinh
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ giúp hàng hóa được phân luồng xanh, thông quan nhanh chóng. Ngược lại, thiếu chứng từ dễ bị kiểm hóa, gây chậm trễ và phát sinh phí lưu kho, lưu bãi không đáng có.
2. Phân biệt chính ngạch và tiểu ngạch trong vận chuyển Trung - Việt
2.1. Hàng nhập chính ngạch
Ưu điểm: Hợp pháp, an toàn, được bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam
Nhược điểm: Cần đầy đủ chứng từ, khai báo thuế, kiểm định…
2.2. Hàng nhập tiểu ngạch
Ưu điểm: Linh hoạt, ít giấy tờ, chi phí thấp, thời gian nhanh
Nhược điểm: Rủi ro bị giữ hàng, không được hoàn thuế, không được bảo vệ khi có tranh chấp
Chính ngạch và tiểu ngạch trong vận chuyển Trung - Việt
Ví dụ thực tế:
Một cửa hàng quần áo nhỏ tại Hà Nội sử dụng dịch vụ vận chuyển Trung Việt tiểu ngạch để test sản phẩm mới. Dù chi phí ban đầu thấp, nhưng khi sản phẩm bán chạy, cửa hàng chuyển sang nhập chính ngạch để dễ dàng mở rộng quy mô, hoàn thuế và bán trên các sàn TMĐT lớn như Tiki, Shopee Mall.
2.3. Các địa điểm cửa khẩu chính và thời gian thông quan trung bình
Các địa điểm cửa khẩu chính và thời gian thông quan trung bình
3. Hồ sơ và quy trình chuẩn bị giấy tờ khi nhập hàng Trung Quốc
3.1. Bảng tra cứu nhanh – Mã HS Code và chứng từ cần có
Dưới đây là bảng giúp bạn xác định nhanh nhóm hàng phổ biến, mã HS Code và các giấy tờ bắt buộc để thông quan dễ dàng:
Danh sách HS Code và chứng từ theo nhóm hàng
3.2. Checklist giấy tờ cần có khi nhập khẩu hàng Trung Quốc
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sale Contract)
2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
3. Phiếu đóng gói (Packing List)
4. Vận đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill)
5. Tờ khai hải quan điện tử
6. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O Form E)
7. Giấy kiểm định chất lượng (CQ, CA)
8. Các giấy tờ chuyên ngành (an toàn thực phẩm, mỹ phẩm, đồ chơi…)
Giấy tờ cần có khi nhập khẩu hàng Trung Quốc
3.3. Cách tối ưu quy trình chuẩn bị chứng từ nhập khẩu
🔹 Sử dụng phần mềm tra cứu HS Code chính thức của Tổng cục Hải Quan
🔹 Lưu lại bản mềm và bản in của tất cả chứng từ
🔹 Thường xuyên cập nhật chính sách mới từ Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan
🔹 Tận dụng ưu đãi thuế từ C/O form E cho hàng Trung Quốc
🔹 Chọn đối tác vận chuyển có kinh nghiệm và hỗ trợ giấy tờ trọn gói
>>> XEM THÊM: THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG TỪ TRUNG QUỐC 2025 LÀ BAO NHIÊU?
4. BHN Logistics – Đơn vị vận chuyển chíng ngạch Trung - Việt uy tín
BHN Logistics - Vận chuyển chính ngạch Trung - Việt
Tại BHN Logistics, chúng tôi cung cấp giải pháp vận chuyển Trung Việt chính ngạch, hỗ trợ đầy đủ:
🔹 Chuẩn bị và xử lý toàn bộ giấy tờ hải quan
🔹 Hỗ trợ khai báo điện tử VNACCS
🔹 Tư vấn HS Code, hoàn thuế, thủ tục chuyên ngành
Bài viết liên quan